CSGT được phép huy động phương tiện truy bắt tội phạm?

Dự thảo thông tư quy định về quyền hạn của lực lượng CSGT đã được công bố. Theo đó CSGT chỉ huy, điều khiển giao thông sẽ có bẩy quyền hạn khi làm nhiệm vụ trong đó nổi bật nhất là quy định về việc truy bắt người phạm tội, người gây tai nạn bỏ chạy..Thì CSGT sẽ có quyền huy động mọi phương tiện của cơ quan tổ chức, cá nhân để thực thi nhiệm vụ.

xe-qua-tai-qua-kho

Cảnh sát giao thông là một bộ phận thuộc lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, là bộ phận trực tiếp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhằm phòng ngừa, đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm pháp luật giao thông, các hoạt động vi phạm pháp luật trên tuyến đường, địa bàn giao thông công cộng theo quy định của pháp luật.

Vậy trong trường hợp cấp bách truy bắt tội phạm, cứu nạn, cứu hộ đưa người bị nạn đi cấp cứu thì CSGT có được phép huy động các phương tiện lưu thông trên đường để thực hiện những nhiệm vụ trên không? Thắc mắc này sẽ được dải đáp ngay sau đây.

Dự thảo công bố quy định về chỉ huy điều khiển giao thông đường bộ vừa được công bố mới đây. Nếu được thông qua thì dự thảo này sẽ được thay thế cho thông tư 28/2011/TT – BCA. Dựu thảo đã nêu rõ 7 quy định về quyền hạn của lực lượng CSGT trong đó nổi bật nhất là:

F CSGT có quyền huy động phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện của cá nhân, cơ quan tổ chức, người đang điều khiển phương tiện lưu thông trên đường theo hình thức đề nghị hoặc yêu cầu trong các trường hợp cấp bách đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc truy đuổi tội phạm, cứu nạn, cứu hộ, những người gây tại nạn bỏ chạy.

Ngoài ra CSGT có có những quyền hạn sau:

  • Xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, lĩnh vực giao thông đường bộ, các lĩnh vực quản lý nhà nước  theo quy định của pháp luật có quyền được áp dụng biện pháp bảo đảm ngăn chặn xử lí các hành vi phạm hành chính theo quy định.
  • CSGT có quyền dừng phương tiện có hành vi, vi phạm để kiểm tra các giấy tờ có liên quan của phương tiện cũng như người điều khiển phương tiện nếu người đó có hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn được phân công và có lệnh của cấp trên đưa xuống.
  • CSGT được quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Đồng thời xử lý các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, giao thông đường bộ…
  • CSGT được sử dụng thiết bị kỹ thuật, vũ khí, phương tiện và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
  • CSGT có nhiệm vụ phân luồng, phân lại tuyến tại những nơi xảy ra ùn tắc giao thông, đình chỉ người và phương tiện di chuyển ở một số đoạn đường nhất định…

Trên đây là một số điểm nổi bật đã được đề ra trong dự thảo mêu rõ quyền hạn của CSGT thi hành nhiệm vụ. Nếu được thông qua dự thảo này sẽ là tiền đề ban hành thông tư mới thay thế cho thông tư 28 cũ.

Zalo
Messenger
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn