Ngành Vận chuyển đường sắt lắp nhiều hơn 1.000 camera tại đầu máy, gác chắn

Ngành Vận chuyển đường sắt lắp nhiều hơn 1.000 camera tại đầu máy, gác chắn. Các phòng trực ban, gác chắn và đầu máy sẽ được lắp camera để giám sát thao tác của cán bộ, nhân viên đường sắt.
Tháng 6 này, ngành đường sắt sẽ lắp đặt camera tại các phòng trực ban chạy tàu trên 276 ga. Tổng công ty cũng yêu cầu các đơn vị quản lý hạ tầng lắp camera tại 650 gác chắn để giám sát thao tác của nhân viên, hỗ trợ đảm bảo an toàn trật tự khu vực đường ngang và phân tích tai nạn, sự cố nếu có.
Hơn 200 đầu máy tàu khách và tàu hàng trên các tuyến chính cũng được lắp camera hành trình để ghi nhận các vụ việc xảy ra trên đường. Các đơn vị quản lý bảo trì hạ tầng sẽ bố trí lực lượng ứng trực theo dõi camera để cảnh báo và xử lý khi có sự cố.
Hiện đã có 88 điểm được lắp hệ thống này, tập trung tại các ga thuộc chi nhánh đường sắt Hà Lạng và Sài Gòn
Tổng công ty Đường sắt cũng yêu cầu các đơn vị có kế hoạch kiểm tra, trong đó tập trung kiểm tra đột xuất vào ban đêm về quy trình chạy tàu, giám sát lẫn nhau giữa các chức danh trực tiếp chạy tàu. Trong một tháng, cấp trưởng đơn vị phải kiểm tra ít nhất 2 lần, cấp phó 4 lần, lãnh đạo các phòng cũng kiểm tra ít nhất 4 lần công tác chạy tàu.
Các đơn vị đầu máy được yêu cầu bố trí lái tàu phù hợp, nghỉ ngơi đúng quy định để đảm bảo sức khỏe. Toàn bộ lái tàu được kiểm tra nồng độ cồn trước khi làm việc.
Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Vũ Tá Tùng cho biết, 3 tháng hè sẽ là cao điểm siết lại kỷ luật toàn ngành. Tổng công ty đã yêu cầu các đơn vị rà soát chế độ làm việc, nghỉ ngơi, thu nhập của người lao động. Cùng với đó, ngành sẽ đào tạo lại, kiên quyết loại bỏ nhân sự không đảm bảo sức khỏe, không đủ chuyên môn với các công việc nặng nhọc như lái tàu, gác chắn.
Tuần trước, Cục Đường sắt Việt Nam có đợt kiểm tra đột xuất tại nhiều vị trí trực tiếp phục vụ chạy tàu, đường ngang trên các tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – TP HCM, Bắc Hồng – Văn Điển.
Kết quả kiểm tra cho thấy có nhiều vi phạm như một số nhân viên gác ghi bỏ vị trí khi lên ban; sử dụng rượu bia; không mặc đồng phục; thiếu trang thiết bị. Tại một số vị trí, học sinh thực tập làm nhiệm vụ như nhân viên chính thức, có nhân viên gác hầm, gác đường ngang, tổ dồn, trực ban chạy tàu ngủ khi lên ban…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn